Cách ăn sữa chua đúng cách để không phí tiền mà tốt sức khỏe
Sữa chua là món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Bởi chúng cung cấp nhiều canxi và các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ. Chính vì vậy, cách ăn sữa chua như thế nào để phát huy tác dụng của sữa chua?
Nội dung
- 1. Không ăn sữa chua khi bụng đói
- 2. Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc
- 3. Nếu Bạn đang bị các bệnh về đường hô hấp như đau – rát họng – viêm họng thì cần lưu ý
- 4. Không nên đun nóng sữa chua
- 5. Những người tiểu đường, người dư cân – béo phì chỉ ăn sữa chua không đường.
- 6. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn sữa chua
- 7. Tình trạng dị ứng khi ăn sữa chua
- 8. Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn thì hãy nên ăn sữa chua
- 9. Các thời điểm phù hợp để có cách ăn sữa chua đúng
1. Không ăn sữa chua khi bụng đói
Oh, tại sao lại thế nhỉ, đói phải ăn chứ ta?
Đúng là đói phải ăn, nhưng đối với sữa chua thì hoàn toàn khác. Nếu cách ăn sữa chua không đúng – đặc biệt là lúc bụng đang đói thì rất nguy hiểm. Bởi vì khi bụng đói thì độ chua của dịch dạ dày cao sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua.
Độ pH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là 4 – 5 trở lên; còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống nên các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.
Ngoài ra, trước khi ăn sữa chua ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày có thể ăn tạm ít hoa quả hoặc bánh quy… sau đó mới ăn sữa chua.
2. Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc

Tại sao lại như vậy? Vì các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.
3. Nếu Bạn đang bị các bệnh về đường hô hấp như đau – rát họng – viêm họng thì cần lưu ý
Trường hợp sữa chua để trong tủ lạnh – hay được làm lạnh bằng cách nào đó. Thì đối với những người bị viêm họng nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh từ 15 đến 30 phút rồi mới được dùng.
4. Không nên đun nóng sữa chua
Sữa chua thường bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, vì vậy “Để đảm bảo tác dụng của sữa chua và trẻ bị viêm họng do quá lạnh, cần lấy sữa chua ra khỏi tủ bảo quản trước giờ ăn 15 – 30 phút. Trong trường hợp cần dùng gấp có thể để làm ấm nên bằng cách đặt sữa chua vào bát nước nóng khoảng 60 – 800C”. Tuyệt đối không đun nóng sữa chua vì làm mất tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.
5. Những người tiểu đường, người dư cân – béo phì chỉ ăn sữa chua không đường.
Sữa chua có tác dụng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng đó là trong trường hợp bạn ăn uống vừa phải để kích thích tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá nhiều sữa chua thì lại có thể gây ra béo phì bởi trong thành phần của sữa chua có chứa đường, nếu lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết.
“Sữa chua không đường còn được xem là lý tưởng cho những người quan tâm đến giữ dáng, giảm cân”
Đồng thời, khi lựa chọn sữa chua, bạn nên chú ý tránh chọn loại có hàm lượng chất béo rất cao vì chúng có thể là nguyên nhân gây béo phì và các bệnh nguy hiểm khác như đái tháo đường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm .v.v.v
6. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn sữa chua
Cách ăn sữa chua tiếp theo mà Bạn nên biết ? Sau khi ăn sữa chua cần súc miệng và đánh răng thật sạch để tránh các vi khuẩn lactic trong sữa chua còn sót lại, làm hỏng men răng.
7. Tình trạng dị ứng khi ăn sữa chua

Không phải ai cũng có thể uống được sữa. Vậy nên, nếu bạn là người bị dị ứng với sữa hoặc không hấp thụ được các chất có trong sữa thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ sữa chua vì nó có thể gây ra tình trạng khó thở, phát ban, nôn mửa… thậm chí là tử vong. Những người thường xuyên bị đầy hơi không nên tiêu thụ quá nhiều lượng probiotics có trong sữa chua hàng ngày.
8. Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn thì hãy nên ăn sữa chua
Tại sao lại như vậy, câu trả lời thật đơn giản. Đó là khi cho trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn ăn sữa chua sẽ khỏi tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.
9. Các thời điểm phù hợp để có cách ăn sữa chua đúng
Ăn sau bữa chính từ 1-2h: Bởi lúc này, dịch vị dạ dày đã dần loãng đi, độ pH chuẩn là môi trường vô cùng thích hợp để các lợi khuẩn phát triển đến mức tối đa. Nếu ăn sữa chua lúc này sẽ rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giữ dáng, đẹp da.
Ăn lúc xế chiều: Ăn sữa chua lúc này sẽ bổ sung vitamin cho cơ thể, làm giảm các tia bức xạ và stress. Những ai thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử thì không nên bỏ qua lợi ích này. Bên cạnh đó, tyrosine trong sữa chua sẽ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi của đầu óc sau một ngày làm việc vất vả.
Ăn sữa chua vào buổi tối: Ăn trước khi đi ngủ sẽ giúp hấp thụ canxi rất lớn. Tuy nhiên, cần lưu ý cần tráng miệng sau khi ăn để tránh tình trạng sâu răng.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
Như vậy, Hạnh Phúc Quanh Ta Blog đã giới thiệu đến Bạn đọc để tham khảo về một số cách ăn sữa chua làm sao cho tốt sức khỏe – đẹp da – giữ dáng – an toàn – chắc khỏe xương khớp. Hãy nhớ theo dõi Blog hằng ngày bằng cách Follow Fanpage của Hạnh Phúc Quanh Ta Blog để cập nhật những mẹo hay mỗi ngày nào!